Chắc hẳn bạn đã từng nghe nghề vị trí làm cộng tác viên cho một doanh nghiệp hay công ty nào đó?
Vậy thì cộng tác viên là gì? Có các hình thức cộng tác viên nào? Cần có những tố chất nào để trở thành một cộng tác viên giỏi. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết đáp án cho những câu hỏi đó nhé.
Cộng tác viên là gì?
Cộng tác viên (cộng tác viên dịch ra từ tiếng anh collaborator) là một nghề mà người làm việc dưới hình thức hợp tác.
Một cộng tác viên không phải là nhân viên chính của doanh nghiệp/công ty. Chính vì vậy nên vị trí này không bó buộc về mặt thời gian. Người làm cộng tác viên có thể thỏa thuận thời gian làm việc linh hoạt. Với điều kiện là hoàn thành công việc được giao.
Ngày nay, cộng tác viên đã là một khái niệm phổ biến. Nhiều cộng tác viên làm việc ở khắp nơi. Có thu nhập không kém, thậm chí là cao hơn cả những người làm việc cố định.
Những tố chất, kỹ năng mà một cộng tác viên cần có
Nghề cộng tác viên ngoài việc rất tự do thì cũng có những yêu cầu nhất định về kỹ năng. Mà đòi hỏi người làm công tác viên phải đáp ứng được. Cụ thể như dưới đây:
1. Có khả năng làm việc nhóm tốt
Các cộng tác viên thường sẽ làm việc theo nhóm. Dưới sự giám sát của một trưởng nhóm. Kết quả của mỗi cá nhân sẽ tác động trực tiếp đến kết quả của toàn dự án. Vì vậy nên kỹ năng hợp tác làm việc trong 1 nhóm tốt sẽ giúp ích cho người chọn nghề này.
2. Chịu khó học hỏi cái mới
Điều này quan trọng đối với hầu hết mọi ngành nghề. Nhưng đặc biệt cần có nếu bạn muốn làm một cộng tác viên giỏi. Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được cộng tác viên chăm chỉ. Chịu khó tìm tòi các vấn đề để làm tốt công việc. Bởi những người như vậy thường có khả năng hiểu tường tận và đem đến kết quả công việc tốt nhất.
3. Có trách nhiệm với công việc
Khi làm việc trong một nhóm, trách nhiệm của từng thành viên với nhiệm vụ được giao là rất quan trọng. Công việc luôn có một thời hạn nhất định. Chỉ cần một thành viên lơ là thì sẽ có thể ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Bởi vậy mà mỗi người khi chọn làm một công tác viên. Việc rất quan trọng đó là đề cao trách nhiệm trong việc hoàn thành phần việc của mình.
4. Biết cách xây dựng niềm tin, hình ảnh cá nhân
Đối với một công tác viên, có lẽ thành công nhất là có uy tín và xây dựng được sự tín nhiệm của mọi người (người quản lý và đồng nghiệp). Để làm được điều đó, hãy tạo cho mình thói quen chủ động trong mọi việc. Từ quản lý thời gian, quản lý công việc, quản lý deadline hoàn thành công việc. Cho đến những đặc điểm như tỉ mỉ, cẩn thận và trung thực.
5. Có khả năng mở rộng các mối quan hệ
Nếu bạn đang làm một cộng tác viên, hãy bắt đầu xây dựng các mối quan hệ với những người đi trước. Đừng ngại học hỏi và chủ động thể hiện nhiệt huyết nghề nghiệp của bạn. Trong nhiều trường hợp, những người đi trước hoặc các đồng nghiệp có thể hỗ trợ cho bạn rất nhiều (bằng cách này hay cách khác).
Thậm chí họ còn có thể đem đến cho bạn những cơ hội hợp tác mới. Vì vậy hãy biết cách giao tiếp và ứng xử một cách chân thành và tích cực với đồng nghiệp của mình nhé.
Những công việc cộng tác viên thường thấy
Khi lướt các trang tuyển dụng việc làm, bạn có thể điểm danh thấy một số công việc cộng tác viên phổ biến như sau:
1. Cộng tác viên content
Đây là hình thức cộng tác để sáng tạo nội dung. Với mục đích tạo ra các bài viết hấp dẫn thú vị phục vụ mục đích truyền thông/ tiếp thị. Những bài viết tiếp cận người dùng qua các vấn đề mà họ có thể gặp phải.
Đưa ra cách giải quyết hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng. Khiến khách hàng tin rằng sản phẩm/ dịch vụ. Thay đổi họ và thuyết phục họ lựa chọn mình, tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
2. Cộng tác viên báo chí
Công việc tương tự như viết báo. Người làm cộng tác viên báo chí cần có kỹ năng viết lách, lập luận, phân tích, nắm bắt thông tin và nhanh nhạy với thông tin.
Đặc biệt, cộng tác viên báo chí thường phải biết cách dùng các công cụ hỗ trợ công việc như: laptop, smartphone, máy ảnh…
3. Cộng tác viên dịch thuật
Vị trí này đòi hỏi nhiều trải nghiệm và kiến thức thực tế. Bạn có thể làm dịch và biên tập tài liệu thuộc ngôn ngữ mà mình thông thạo. Có thể là tiếng anh, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Trung…
Ngoài ra cũng có các công việc khác như thông dịch, dịch ấn phẩm truyền thông. Điều phối thông tin cho một tổ chức nào đó.
4. Cộng tác viên bán hàng
Ở vị trí này, bạn có thể làm cho công ty, doanh nghiệp, shop kinh doanh hoặc cá nhân nào đó. Bạn chỉ cần nằm được những yêu cầu được đưa ra từ trước.
Cộng tác viên bán hàng thường được tính lương theo giờ và mức doanh thu. Bạn không cần bỏ vốn hay cam kết gì quá nhiều. Đây là công việc làm thêm của nhiều sinh viên đang theo học trên ghế nhà trường và muốn kiếm thêm thu nhập.
Kết luận lại, cộng tác viên là công việc phù hợp với nhiều bạn. Nhất là đối với những người muốn có thêm công việc làm thêm để tăng thu nhập. Chỉ cần chịu khó tìm tòi, tự giác, chủ động và nắm được chuyên môn của lĩnh vực muốn cộng tác. Bạn hoàn toàn có thể làm tốt công việc này. Chúc các bạn tìm được vị trí phù hợp nhất dành cho mình.